TiÊu ĐỀ (1)

Bao sái bàn thờ là gì? Vì sao cần phải bao sái bàn thờ? Những lưu ý mà bạn nên nắm được là gì? Đi tìm lời giải đáp ngay trong bài viết sau đây.

Bao sái bàn thờ như thế nào để đón tài lộc, may mắn?

Một năm cũ đã sắp trôi qua và mỗi gia đình đều chào đón một năm mới sắp đến. Đây cũng chính là thời điểm mà mọi nhà đều tiến hành bao sái bàn thờ nhằm đón về tài lộc, may mắn cho một năm sắp tới. Tuy nhiên không phải bất kỳ ai cũng nắm được chính xác các thông tin về hành động này. Chính vì thế, đừng bỏ lỡ những gì mà Home Plan chia sẻ ngay sau đây nhé.

Bao sái là gì?

Theo cách gọi trong Phật Giáo thì bao sái chỉ việc vệ sinh bát hương. Đây là công việc vô cùng quan trọng mà mỗi gia đình cần làm khi một năm sắp kết thúc. Bao sái bàn thờ là chỉ chung cho việc vệ sinh toàn bộ bàn thờ. Đây là công việc thường được tiến hành vào ngày cúng ông Công ông Táo, có nghĩa là ngày 23 tháng chạp hàng năm.

Cac Thong Tin Co Ban Giai Dap Thong Tin Bao Sai La Gi

Các thông tin cơ bản giải đáp thông tin bao sái là gì

Trên thực tế thì vào ngày mùng 1 và ngày rằm mỗi tháng, bên cạnh việc thắp hương hoa quả thì mọi người đều cần tiến hành lau chùi, dọn dẹp vệ sinh bàn thờ. Tuy nhiên bao sái bàn thờ cuối năm lại mang ý nghĩa quan trọng hơn rất nhiều. Hành động lau chùi, rút tỉa chân hương bàn thờ là cách để bạn thể hiện lòng thành kính và biết ơn của bản thân tới ông bà, tổ tiên của mình.

Vì sao cần phải bao sái bàn thờ?

Trong phong thủy thì khu vực bàn thờ luôn là nơi tích tụ nhiều luồng khí trong gia đình. Những luồng khí này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống trong gia đình. Do vậy mà việc để bát hương với chân nhang quá đầy cũng sẽ khiến cho việc lưu chuyển trên bàn thờ gây ảnh hưởng xấu tới vận khí của gia chủ cùng các thành viên khác trong gia đình.

Ly Do Vi Sao Can Tien Hanh Bao Sai Ban Tho Vao Moi Nam

Lý do vì sao cần tiến hành bao sái bàn thờ vào mỗi năm

Chính vì thế mà việc sắp xếp lại bàn thờ là điều vô cùng cần thiết. Ở một số nơi khi đã đặt bát hương lên bàn thờ thì đó được coi là vật bất di bất dịch nên trong quá trình lau chùi cần hết sức cẩn thận tránh làm xê dịch vị trí.

Cần chuẩn bị những gì trước khi làm?

Việc bao sái cuối năm sẽ cần sự tỉ mỉ hơn việc lau dọn bàn thờ hàng ngày rất nhiều. Dưới đây là một vài điều cần chuẩn bị trước khi tiến hành bao sái bàn thờ.

Dụng cụ

Để tiến hành thì bạn cần tiến hành chuẩn bị một vài các dụng cụ như sau:

  • Bàn cao, rộng và được phủ trên đó một tấm vải đỏ hoặc giấy đỏ để đặt những vật phẩm thờ cúng xuống. Không nên tiến hành lau các vật phẩm thờ cúng trực tiếp ngay trên bàn thờ.
  • Mâm đồng, nếu không có bàn thì bạn có thể đặt những đồ vật trên bàn thờ vào mâm.
  • Chậu sạch mới hoặc chậu chuyên dụng đựng nước bao sái ban thờ.
  • Khăn mới và sạch để sử dụng lau bàn thờ và đồ thờ. Một chiếc khăn ướt để lau ướt còn khăn để lau khô lại thêm một lần nữa.
  • Chổi quét bàn thờ.
  • Hương để thắp lễ.

Tien Hanh Chuan Bi Cac Dung Cu Truoc Khi Bao Sai

Tiến hành chuẩn bị các dụng cụ trước khi bao sái

Nước lau bàn thờ

Trong số những thứ cần chuẩn bị thì nước bao sái được xem là quan trọng nhất. Từ xa xưa, ông cha ta đã cho rằng việc sử dụng các loại nước bao sái chuyên dụng thì tổ tiên sẽ phù hộ và ban phước lành cho gia chủ. Một vài các loại nước bao sái được sử dụng phổ biến hiện nay là:

Nước ngũ vị hương

Đây là loại nước được làm từ các loại dược liệu. Nước ngũ vị hương cũng được xem là loại nước bao sái tốt nhất cho việc lau dọn bàn thờ vào mỗi dịp lễ tết. Trong đó bao gồm 5 loại hương liệu khác nhau như đinh hương, quế, hồi, bạch đàn và gỗ vang.

Chuan Bi Nuoc Ngu Vi Huong De Lau Chui Ban Tho

Chuẩn bị nước ngũ vị hương để lau chùi bàn thờ

Theo quan niệm dân gian thì đây đều là những loại thảo mộc có công dụng xua đuổi tà khí. Không chỉ vậy mà mùi của loại nước này cũng rất dễ chịu, giúp xua đuổi côn trùng vô cùng tốt. Cách tiến hành pha chế cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần đun sôi khoảng 1 lít nước lọc sau đó cho thêm các loại dược liệu vào để nấu từ 3 tới 5 phút là được. Nếu giữ mùi hương lâu hơn thì bạn có thể đun lâu hơn hoặc cho nhiều thảo mộc hơn.

Nước rượu pha với gừng

Rượu và gừng đều mang tính ấm và có khả năng khử mùi hiệu quả. Bạn chỉ cần đập dập 1 tới 2 củ gừng rồi cho vào rượu đã có săn là đã cho ra nước bao sái bàn thờ đúng chuẩn. Khi sử dụng sẽ giúp lau sạch các vết bẩn bám lâu ngày trên bàn thờ.

Thêm vào đó khi sử dụng nước rượu pha với gừng để lau bàn thờ còn giúp hút tài lộc và may mắn vì theo quan niệm dân gian, rượu và gừng có thể giúp gia chủ xua đuổi ma quỷ, vận rủi và mang tới nhiều tài lộc, may mắn cho gia đình.

Nước ấm

Nếu không có nhiều thời gian để chuẩn bị hai loại nước bao sái nêu trên thì bạn cũng có thể sử dụng nước ấm làm giải pháp thay thế. Nước ấm cũng giúp loại bỏ nhanh chóng các mảng bám trên bàn thờ và các vật dụng nhanh gọn. Bạn chỉ cần đun sôi nước và để nguội rồi dùng khăn mềm nhúng nước để tiến hành lau dọn.

Su Dung Nuoc Am De Lau Chui Khi Khong Co Nhieu Thoi Gian Chuan Bi

Sử dụng nước ấm để lau chùi khi không có nhiều thời gian chuẩn bị

Cách bao sái bàn thờ đúng cách

Sau khi nắm được chính xác bao sái bàn thờ là gì và để thực hiện đúng chuẩn theo phong thủy thì gia chủ nên chuẩn bị đầy đủ những điều sau đây.

Thời gian bao sái

Theo phong tục của người dân Việt thì cứ gần tới tết Nguyên đán mỗi năm sẽ tiến hành bao sái bàn thờ và rút tỉa chân hương. Điều này cũng bắt nguồn từ quan niệm hạn chế xê dịch bát hương. Tuy nhiên trong Phật Giáo thì bàn thờ cần luôn giữ được sự sạch sẽ. Chính vì thế mà không cần đợi tới cuối năm mà hàng tháng gia chủ cũng có thể chọn ngày đẹp để tiến hành bao sái.

Người thực hiện

Những người thực hiện bao sái bàn thờ đều là người có tâm, chỉn chu trong công việc thờ cúng. Trước khi làm cần tắm rửa sạch sẽ và cắt tỉa đầu tóc gọn gàng.

Lễ vật cần chuẩn bị

Một số món đồ cần chuẩn bị khi làm lễ bao sái bàn thờ như:

  • Một đĩa xôi.
  • Một đĩa hoa quả.
  • Một đĩa thịt luộc.
  • Một ấm trà và bộ chén nhỏ.
  • Ba chén rượu nhỏ.
  • Một chén nước sôi để nguội.
  • Hai lọ hoa tươi.
  • Ba lễ tiền vàng.

Huong Dan Cach Bao Sai Ban Tho Dung Chuan Theo Phong Thuy

Hướng dẫn cách bao sái bàn thờ đúng chuẩn theo phong thủy

Hướng dẫn cách bao sái bàn thờ đúng cách

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ lễ vật sau đó đọc bài văn khấn xin bao sái bàn thờ. Đợi tới khi hương tàn thì bắt đầu thực hiện công việc dọn dẹp.
  • Bước 2: Hạ cẩn thận các vật thờ cúng và vật phẩm cần lau chùi xuống bàn thờ. Tuy nhiên trong quá trình này cần chú ý không xê dịch bát hương bởi nếu xê dịch qua hướng xấu có thể làm ảnh hưởng tới tâm linh mang tới điều không may.
  • Bước 3: Gia chủ chuẩn bị 1 chiếc bàn phủ vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị, bình hoa, di ảnh,.. Nếu bàn thờ có bài vị gia tiên và các vị thần thì cần đặt ở 2 chỗ khác nhau.
  • Bước 4: Sử dụng khăn sạch cùng nước bao sái bàn thờ để tiến hành lau chùi.
  • Bước 5: Sau khi lau bài vị xong thì gia chủ cần thực hiện việc rút tỉa chân hương và dọn dẹp bát hương. Sử dụng một chiếc thìa nhỏ để xúc từng thìa tro hương trong bát đổ ra ngoài rồi lau sạch bát hương. Chú ý không nên nhấc bát hương để đổ hết tro ra ngoài vì như vậy có thể mang tới những điều không may.
  • Bước 6: Khi hoàn thành xong việc lau chùi thì gia chủ cần đặt lại đồ thờ cúng đúng vị trí. Thay 3 cốc đựng nước, gạo và muối và chuẩn bị khấn xin thỉnh ông bà, tổ tiên và thần linh về báo cáo đã xong việc bao sái.
  • Bước 7: Đem tất cả chân hương đã rút ra và đốt.
  • Bước 8: Cuối cùng là tiến hành quét dọn lại không gian xung bàn thờ. Có thể đốt thêm nụ trầm hoặc bột trầm xông để tẩy uế không gian vài tiếng. Điều này cũng góp phần loại trừ đi hết những năng lượng xấu, thanh lọc không khí để đón nhận những vận khí mới tốt lành hơn.

Mẫu văn khấn bao sái bàn thờ

Dưới đây là tổng hợp các bài văn khấn bao sái đúng chuẩn phong thủy. Cùng tham khảo ngay nhé.

Bai Van Khan Truoc Khi Rut Chan Huong

Bài văn khấn trước khi rút chân hương

Bai Van Khan Xin Bao Sai Ban Tho Dung Chuan

Bài văn khấn xin bao sái bàn thờ đúng chuẩn

Bai Van Khan Xin Tia Chan Nhang

Bài văn khấn xin tỉa chân nhang

Bai Van Khan Xin Bao Sai Ban Tho Gia Tien

Bài văn khấn sau khi bao sái bàn thờ gia tiên

Bai Van Khan Tia Chan Huong Ban Tho Than Tai

Bài văn khấn tỉa chân hương bàn thờ thần tài

Những lưu ý khi bao sái bàn thờ nên biết

Trong quá trình vệ sinh và rút tỉa chân hương thì bạn cần lưu ý một vài điều quan trọng dưới đây:

  • Gia chủ cần chọn ngày, giờ tốt để thực hiện việc lau chùi bàn thờ. Một số giờ đẹp mà bạn có thể tham khảo như: ngày 24 tháng Chạp vào các giờ Thìn, Tỵ, Mùi, ngày 28 tháng Chạp vào các giờ đẹp như Mão, Tỵ, Thân, ngày 29 tháng chạp vào giờ Thìn và Tỵ.
  • Khi thực hiện bao sái cần mặc trang phục chỉnh tề, sạch sẽ.
  • Quá trình cắt tỉa chân nhang và lau dọn đồ thờ cần nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh việc làm rơi vỡ đồ đạc.
  • Không được lau dọn và bao sái bát hương gia tiên trước thần linh.
  • Khi lau dọn cần sử dụng khăn mềm và lau bằng nước bao sái hoặc nước ấm.

Mot Vai Luu Y Quan Trong Khi Tien Hanh Bao Sai Ban Tho Ma Ban Can Biet

Một vài lưu ý quan trọng khi tiến hành bao sái ban thờ mà bạn cần biết

Lời kết

Trên đây là toàn bộ các thông tin mới nhất giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình bao sái bàn thờ. Mong rằng thông qua bài viết ngắn gọn trên đây, bạn đã hiểu được thêm về khái niệm cũng như những điều cần chuẩn bị trước khi tiến hành lau chùi bàn thờ. Đây cũng là việc làm không chỉ bày tỏ được lòng hiếu kính của người dân Việt với tổ tiên mà còn mang lại vận khí tốt cho gia chủ.

Call Now Button