Sử dụng vật liệu hợp lý giúp tăng độ bền sản phẩm.

Sử dụng đúng chất liệu trong thi công quyết định rất lớn đến độ bền và giá thành của sản phẩm. Đừng bắt gỗ tự nhiên không được co ngót. Đến đường ray tàu hỏa khi thiết kế cũng phải tính độ dãn nở chứ nói gì đến gỗ tự nhiên. Gỗ công nghiệp mà không bong mép, tháo ra lắp lại mà không bị ọp ẹp là điều gần như không thể. Quả thật sản phẩm có bền đẹp được hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào tính toán của thiết kế.

Gỗ tự nhiên

Gỗ tự nhiên với đặc điểm là độ dãn nở theo nhiệt độ và độ ẩm. 

Quá trình tẩm sấy được nhiều đơn vị quảng cáo là “đạt tiêu chuẩn độ ẩm 10-12% “. Điều này là thật, nhưng trong điều kiện sử dụng thực tế độ ẩm không khí luôn cao hơn và sẽ lại dần ngấm ngược lại khiến gỗ bị nở ra. Chính vì vậy các sản phẩm bằng gỗ tự nhiên có bề mặt rộng đều phải có “khe huỳnh”. Điều này cũng tạo ra 1 “đặc điểm nhận dạng” chung và khá nhàm mắt đối với gỗ tự nhiên. Để “xóa” đi đặc điểm nhận dạng này, một số kiểu phào chỉ ngoằn nghèo được tạo ra để che lên khe huỳnh này.

 

Khi hiểu độ cứng, mềm của từng vân gỗ thậm chí lại có thêm “trò mới” cho người thiết kế.

Trong 1 tấm gỗ thì từng đường vân đều có độ cứng khác nhau, tận dụng yếu tố đó ta có làm mòn những vân mềm và giữ lại được những vân cứng hơn. Bề mặt gỗ sẽ có độ nhám nhìn rất thật và đã mắt, nhưng để sử dụng thường xuyên thì phải xem lại. Bề mặt dạng này dễ bám bụi, khó vệ sinh. Người thiết kế cần thận trọng khi sử dụng kiểu bề mặt này. 

>> Xem tiếp: “Các loại gỗ tự nhiên và cách thiết kế cho từng loại.”

Gỗ Công nghiệp

 Có rất nhiều bài viết mang tính chất hàn lâm kiểu sách giáo khoa đã có sẵn rất nhiều trên internet. Bài viết này mang tính chất kinh nghiệm nhiều hơn, vì nó đã đúng trong quá trình làm việc trong nghề của Home Plan.

 Các loại vật liệu gỗ công nghiệp trên thị trường hiện nay nổi tiếng về chất lượng nhất vẫn là An Cường. Các loại gỗ công nghiệp nói chung đều bao gồm phần ruộtphần phủ.

   1.Ruột hay còn gọi là cốt gỗ thường sẽ là:

 Về cơ bản nó là gỗ được nghiền nát. Và kết nối với nhau bằng keo và hoá chất. Khác nhau ở chỗ
 – Hdf được hoàn thiện bằng loại keo tốt nhất, tẩm hoá chất chống mối mọt tốt nhất, và đặc biệt được ép thuỷ lực thành tấm với lực nén lớn nhất.
– Mdf lõi xanh thì vẫn cùng công nghệ về keo và hoá chất nhưng lực nén lúc ép nhỏ hơn Hdf
Còn mdf thường thì thua về mảng kéo, hoá chất, lực nén. Keo và hoá chất trong MDF lọa thường thì không chống được nước, còn mdf lõi xanh thì có chống nước trong thời gian ngắn.
Các loại ruột, hay còn gọi là cốt này đều không chống được ẩm trong thời gian dài.

   2 .Các loại lớp phủ:

 Được phân thành 2 hình thức dán thêm lớp phủ hoặc sơn thêm lớp phủ.
Các loại vật liệu để dán thủ công hoặc mua sẵn từ nhà máy gồm

Đây là yếu tố quyết định thẩm mỹ của sản phẩm. Và cũng là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến giá cả nhất.
– Melamin không có vân, nó như 1 lớp ảnh phủ lên cốt gỗ, vì thế sản phẩm khi nhìn kỹ và sờ tay sẽ có cảm giác không xịn nếu không biết cách xử lý vật liệu trong khi thiết kế. Đây cũng là loại vật liệu được chủ nhà chọn khi báo giá bịout of budget.

Lỗi không nằm ở vật liệu, lỗi nằm ở việc sử dụng chúng thế nào. 

– Lamilate cũng là dạng ảnh in lên bề mặt nhựa nhưng có điều nó được làm nhám bề mặt, nên có cảm giác thật và xịn hơn rất nhiều. Thời gian xuống mã cũng lâu hơn melamin nhưng giá thường tăng mất 20%. Ngoài ra Lamilate bề mặt cũng kháng xước cao hơn rất nhiều so với Melamine. Lamilate hiện là loại vật liệu có bề mặt kháng xước tốt nhất hiện tại.
– Acrylic đang đứng đầu bảng về độ bóng và giá thành. Acrylic có độ bóng và độ phẳng tuyệt đối. Khi nhìn nghiêng sẽ không thấy ảnh phản chiếu bị cong hay biến dạng. Nhưng khả năng chống xước thì không được tốt lắm.

– Veerneer là gỗ thật được cắt lát rất mỏng, dùng để dán lên các loại cốt gỗ. Veeneer luôn đem lại cảm giác thật ngay cả khi nhìn gần hoặc sờ. Bề mặt của Veerneer có thể được sơn lại, nhưng thường thì ít ai làm vậy.

Laminate và melamin là 2 loại thường được dán sẵn trên cốt gỗ và bán thành phẩm cho các xưởng mộc thi công nội thất. Thường sẽ là 1 mặt chính là Laminate và bên trong là melamine, chẳng thế mà hầu hết các cánh tủ thường có mặt ngoài 1 màu và mặt trong 1 màu.

Khi đọc báo giá nên hỏi kỹ lại lớp phù bề mặt ngoài là gì và trong là gì vì đôi khi có những khách hàng kỹ tính, yêu cầu cả mặt trong và mặt ngoài đều sử dụng cùng 1 loại bề mặt, tất nhiên giá thành cũng sẽ phải tăng theo.

Các loại gỗ công nghiệp khi có lớp dán bề mặt đều gặp phải vấn đề về xử lý mép. 

Loại nào tốt, loại chịu nước là gì?

Loại gỗ công nghiệp nào tốt?

  • Nếu sắp xếp thứ tự các loại cốt gỗ về độ bền thì đứng đầu là HDF, tiếp theo là MDF chống ẩm và MDF thường.

Năm nay An Cường còn cho ra mẫu HDF lõi đen nhưng thực tế Home Plan chưa sử dụng trong các sản phẩm của mình nên chưa giám đưa ra tư vấn về loại vật liệu này.

  • Còn nếu tính loại lớp dán bề mặt thì bền nhất là Laminate với độ chống xước, chống nước rất tốt. Tiếp theo là melamine và sau cùng là acrylic. Riêng Verneer thì độ bền lại phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp và cách thi công. Verneer vẫn là gỗ thịt và vẫn bị co ngót, xé bề mặt. Khi thi công phải có thêm lớp chống xé bên dưới Veneer thì độ bền mới được đảm bảo.
  • Acrylic cũng là loại bề mặt đắt nhất vì nó có độ phẳng tuyệt đối. Bề mặt Acrylic luôn phản chiếu hình ảnh phẳng mịn và độ bóng cực cao. Trong các loại bề mặt thì Acrylic là loại đắt nhất, tiếp theo là Laminate, verneer và melamine.

Gỗ công nghiệp chịu nước là gì?

– Gỗ công nghiệp chịu nước là chỉ cốt gỗ bên trong (ruột) chịu nước trong thời gian nhất định. Nhưng không chịu được ẩm trong thời gian dài. Vì thế cần phải dán cạnh và dán chỉ tất cả các mặt. Cốt gỗ bên trong càng ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài càng tốt.

Boc mep go cong nghiep

Ở Home Plan các sản phẩm đều được bọc kín thành từng tấm hoàn chỉnh, sau đó mới lắp ráp hoàn thiện.

Đồ nội thất gỗ tự nhiên – Home Plan

Call Now Button